Dell Precision, dòng máy Workstation quá nổi tiếng tới từ Dell ở thời điểm hiện tại. Nhắc tới Precision là nhắc tới sự bền bỉ, ổn định và đẳng cấp của dòng máy này. Cùng tìm hiểu về lịch sử của Precision để xem cách Dell xây dựng 1 thương hiệu đẳng cấp nhất dành do Workstation.
Mục lục
Hình thành
Dell Precision được Dell phát triển vào năm 1997. Precision được nghiên cứu nhằm đánh vào đối tượng sử dụng máy trạm cá nhân. Cùng năm đó, công ty cho ra mắt dòng máy trạm đầu tiên của Mình: Dell Workstation 400.Máy được trang bị hệ điều hành Microsoft Windows NT Workstation tiêu chuẩn công nghiệp và bộ xử lý Intel Pentium II mới nhất, bao gồm bộ xử lý đơn hoặc kép hoạt động ở tốc độ 300MHz và 266MHz. WorkStation 400 là một trong những máy trạm có sẵn đầu tiên có bộ xử lý Pentium II 300MHz. Bộ xử lý đồ họa GLINT MX và GLINT Delta từ 3Dlabs là lựa chọn lý tưởng cho các chuyên gia đồ họa sử dụng khả năng 3D trong các ứng dụng thiết kế, mô hình hóa và tạo nội dung kỹ thuật số của họ trong thời điểm đó. Ở thời điểm đó, mức giá của thiết bị từ 3000 – 8000 USD. Đây là bước định hình đầu tiên cho sự phát triển của Precision sau này.
Laptop Workstation đầu tiên trên thế giới
Năm 2001, Dell chính thức trình làng Dell Precision M40. Đây được xem là Mobile Workstation đầu tiên trên thế giới. Trong thời điểm sơ khai của laptop, chênh lệch hiệu năng giữa PC và Laptop thực sự lớn. Dell Precision M40 ra mắt đã tạo nên 1 cú hít cực mạnh đánh vào thị trường máy trạm di động (Lúc này vẫn còn chưa tồn tại khái niệm Laptop Workstation). Precision M40 được trang bị CPU Intel Pentium III Mobile ‘Tualatin’ 1.2GHz-M. Đi kèm với 512MB Ram và 48GB Ultra-ATA / 100 với tốc độ quay 5,400 vòng / phút. Cùng với VGA Quadro2 Go đến từ nVIDIA, độ phân giải 1600x1200px với tấm nền TN. Đây là cấu hình đáng mơ ước trong năm 2001. Chính sự ra đời của Precision M40 đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp máy trạm.
Máy trạm đầu tiên trên thế giới sử dụng CPU Dual Core
Vào năm 2005, Dell ra mắt Dell Precision 470. Đây là mẫu máu trạng đầu tiên trên thế giới trang bị CPU Dual Core XEON 800FSB, 2.80Hz,1MB L2 Cache, đi kèm với 2GB DDR2 (nâng cấp tối đa 16GB). Sự ra đời của Precision 470 đánh dấu bước chuyển mình trong công nghệ CPU. Khi mà sử dụng CPU đa nhân thay vì đơn nhân.
2013: Thay đổi thiết kế cho Laptop Dell Precision
Thị trường laptop Workstation đang trong thời điểm phát triển mạnh. Các nhà sản xuất luôn đưa ra những kiểu dáng, thiết kế mới thay vì cục mịch. hầm hố như trước nữa. Điển hình là Hp với dòng Zbook với màn hình DreamColor làm mưa làm gió. Dell đã thay đổi những mẫu Precision của mình theo hướng hiện đại, di động hơn. Máy được dần thay đổi và sau này được áp dụng thiết kế “Infinity-Edge” trứ danh đến từ dòng máy XPS của hãng. Bên cạnh DreamColor của Hp, Dell sử dụng công nghệ IGZO của Sharp ra làm chuẩn mực màn hình thời điểm đó. Dell Precision dần được thiện, tinh gọn thông qua từng năm. Và ở thời điểm hiện tại, rất khó để có nhà sản xuất nào cạnh tranh được với Dell ở mảng Workstation này, kể cả Hp.
2017: Dell Precision 5520. Kỉ niệm 20 năm
Nhân dịp kỉ niêm 20 năm kể từ ngày ra đời thương hiệu Precision của mình. Dell đã cho ra mắt Dell Precision 5520 Anniversary Edition. Đây là dòng máy Mobile Workstation mỏng nhất tại thời điểm đó. Dell Precision 5520 dánh dấu sự thay đổi lớn nhất của Dell đối với dòng máy Mobile Workstation. Máy sử dụng Intel Core i7 7820HQ, Quadro M1200M. Đi kèm với màn hình 4K IGZO trứ danh của mình. Không quá khi nói rằng đây là mẫu Mobile Workstation tốt nhất tại thời điểm ra mắt.
2022: Nâng cấp để hoàn hảo
Dòng máy cao cấp nhất của hãng, Dell Precision 7760 đã được giới thiệu. Máy được thừa hưởng những gì tốt nhất từ các phiên bản tiền nhiệm. Bên cạnh đó, máy được nâng cấp phần cứng với CPU intel 12th cùng với Nvidia Quadro RTX. Đây là cấu hình tốt nhất mà người dùng có thể tìm được trên một chiếc Mobile Workstation. Dell đã đưa Precision lên mức hoàn toàn khác so với các nhà sản xuất còn lại. Nhắc đến Mobile Workstation, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Dell Precision đầu tiên.