Trong thuở sơ khai về máy tính, Internet là một giao diện kỹ thuật cao mà đa số người dùng đều gặp khó khăn khi cố gắng tiếp cận. Để đơn giản hóa các thao tác trên Internet, trình duyệt ra đời để khắc phục những khó khăn đó. Trình duyệt web Mosaic xuất hiện vào năm 1993 đã thay đổi tất cả về cách sử dụng internet cho đến tận ngày nay.
Mosaic là một trong những trình duyệt internet “thân thiện với người dùng” đầu tiên. Tất nhiên nó chẳng thể so được với những trình duyệt phổ biến hiện tại nhưng ít nhất nó dễ sử dụng với phần đông người dùng tại thời điểm đó. Và đây cũng là nền móng cho sự phát triển của trình duyệt sau này. Một số cái tên tiên phong trong việc phát triển trình duyệt tại thời điểm đó thì ở thời điểm hiện tại, chúng không còn tồn tại nữa. Đa số người dùng bây giờ cũng chẳng biết đến sự tồn tại của những kẻ được coi là tiên phong trong thời điểm sơ khai ấy. Cùng với laptop Dell tìm hiểu qua sự phát triển của trình duyệt web trong 30 năm qua nhé
Mục lục
Những năm 1990: Từ Mosaic đến Netscape
Từ đầu những năm 90, Mosaic vẫn là trình duyệt web thống trị nhất. Vào thời điểm cực thịnh, trình duyệt web này chiếm khoảng 97% tất cả các tìm kiếm trên internet, con số mà hiện tại,Google Chrome chỉ có thể nằm mơ mới với tới. Đây là trình duyệt tiên phong mở ra kỷ nguyên Internet và nó vẫn có tác động đến thao tác sử dụng của người dùng cho đến tận ngày nay.
Mosaic là trình duyệt web đầu tiên hiển thị hình ảnh trực tiếp trên một trang cùng với văn bản. Các trình duyệt trước đó tải ảnh dưới dạng tệp riêng biệt, có nghĩa là người dùng phải nhấp, tải xuống và mở tệp mới có thể xem được chúng. Đặc biệt hơn, Mosaic được tạo ra bởi một nhóm các sinh viên chưa tốt nghiệp tại Đại học Illinois, do Marc Andreessen 21 tuổi dẫn đầu. Khi Andreessen tốt nghiệp, anh tiếp tục trở thành người đồng sáng lập của Mosaic Communications Corporation, công ty phát triển thành Netscape Communications Corporation, công ty đã tạo ra Netscape Navigator.
Netscape về cơ bản được xem là phiên bản cải tiến của Mosaic, nhưng vì Đại học Illinois sở hữu quyền sử dụng đối với Mosaic, công ty mới của Andreessen không thể sử dụng bất kỳ mã gốc nào từ trình duyệt cũ. Netscape thành công gần như ngay lập tức, và kết quả là thị phần của Mosaic bắt đầu giảm. Vào cuối những năm 90, Netscape đã chiếm được 89% thị trường trình duyệt web. Netscape thống trị thị trường trong vài năm nữa. Tuy nhiên, trong thiên niên kỷ mới, có một kẻ khổng lồ sẽ nuốt chửng Netscape: Internet Explorer
Những năm 2000: Internet Explorer tham gia cuộc chơi, Firefox xuất hiện
Năm 1995, Microsoft tung ra Internet Explorer như một phần mềm hỗ trợ duyệt web được cài sẵn lên điều hành của mình – Microsoft Windows 95. Với sự phổ biến của Windows vào thời điểm đó, Internet Explorer nhanh chóng được đông đảo người dùng ủng hộ. Đến đầu những năm 2000, nó đã chiếm được hơn 90% thị trường, phản ánh vị thế của Microsoft trên thị trường máy tính cá nhân.
Netscape hầu như đã bị loại khỏi thị trường vào thời điểm đó, điều đó có nghĩa là Internet Explorer không có nhiều đối thủ cạnh tranh cho đến khi Mozilla bước vào cuộc đua. Được thành lập bởi các thành viên của Netscape, Mozilla bắt đầu vào năm 1998 như một dự án thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường trình duyệt web. Không như các nhà sản xuất khác, họ đã chia sẻ mã nguồn của Netscape với công chúng và theo thời gian đã xây dựng một cộng đồng các lập trình viên trên khắp thế giới để giúp sản phẩm trở nên tốt hơn. Đây là một nước đi khôn ngoan đến từ Mozilla nhằm tạo nên một cộng đồng hỗ trợ đông đảo và tạo ra các ý tưởng mới.
Đến năm 2004, Mozilla tung ra Firefox và đến năm 2006, trình duyệt mã nguồn mở miễn phí này đã chiếm được gần 30% thị trường. Firefox và Internet Explorer đã đối đầu trực tiếp với nhau trong vài năm nữa, nhưng đến giữa những năm 2010, cả hai trình duyệt này bắt đầu bị Google Chrome vượt mặt.
Thập niên 2010 đến nay: Google Chrome là Vua của các trình duyệt web
Khi hai người đồng sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin trình bày ý tưởng khởi nghiệp trình duyệt web Google với Giám đốc điều hành Larry Schmidt vào năm 2003, ông lo lắng rằng họ không thể theo kịp sự cạnh tranh khốc liệt. Cuối cùng, những người đồng sáng lập đã thuyết phục được Schmidt và vào năm 2008, Google Chrome đã được ra mắt công chúng.
Một trong những tính năng đặc biệt của Chrome là mỗi tab hoạt động riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu một tab bị đóng băng, nó sẽ không làm hỏng các tab khác, đổi lại nó ngốn RAM và CPU nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hiện tại của Google Chrome, trình duyệt này thực sự ngốn RAM.
Đến năm 2013, Chrome đã chiếm một nửa thị trường. Bên cạnh đó với việc Android nổi lên như một thế lực cạnh tranh trực tiếp với IOS trong thị trường di động. Và cho đến hiện tại, Android là trình duyệt di động phổ biến bật nhất trên toàn cầu, thị phần sử dụng của Google Chrome vẫn áp đảo so với phần còn lại.
Tuy nhiên hiện tại, Google Chrome đang nhận được sự cạnh tranh của Edge. Microsoft đang manh nha trở lại cuộc đua với việc khai tử Internet Explorer và thay thế nó bằng Microsoft Edge. Trình duyệt này đã giải quyết tốt hơn vấn đề hiện tại của Google Chrome: Tiêu tốn nhiều tài nguyên RAM. Việc Edge xuất hiện như một kẻ thách thức Google. Điều này khiến gã khổng lồ công nghệ buộc phải thay đổi, cải tiến nếu không muốn đi vào vết xe đổ của những người tiên phong trước.