Trong khi các con chip ARM M Series đang nhận được phản hồi tích cực từ người dùng nhờ vào hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng của chúng. Các mẫu Macbook sử dụng con chip ARM mới này đang có doanh số rất tốt và dường như đây là xu hướng trong tương lai của các mẫu PC khác trên thị trường. Một số nhà phân tích dự đoán trong vòng 4 năm tới, PC sử dụng kiến trúc ARM có thể chiếm 30% thị trường máy tính toàn cầu.

ARM là tương lai của PC
ARM là tương lai của PC

Apple là nhà sản xuất tiên phong trong việc chuyển giao CPU Intel sang con chip ARM do chính Apple phát triển vào năm 2020 trên mẫu Macbook Air với con chip M1. Sau gần 3 năm, đây gần như là cuộc cách mạng đối với laptop với những lợi ích to lớn mà ARM mang lại khi so sánh với kiến trúc X86. Với ARM, mức hiệu năng/lượng điện tiêu thụ đạt mức cao ấn tượng, điều này giúp cho thiết bị tiêu thụ ít điện năng nhưng vẫn cho ra mức hiệu năng cao. Điều này khiến vấn đề nhiệt lượng và thời lượng pin vốn là vấn đề mà laptop trong những năm qua vẫn đang cố gắng cải thiện. ARM là nền tảng loại bỏ hoàn toàn những hạn chế này của các thiết bị di động. 

Các con chip ARM đang được trang bị trên một số mẫu Laptop Windows
Các con chip ARM đang được trang bị trên một số mẫu Laptop Windows

Hiện tại, Apple là nhà sản suất duy nhất đưa ra thị trường các sản phẩm MAC với việc sử dụng CPU với kiến trúc ARM. Về thị phẩn, Apple đang đứng thứ 4 trong quý 3/2022 trên thị trương PC với 13.5% thị phần. Tuy nhiên, Apple đã bán được nhiều thiết bị Mac hơn so với năm rước đó với 10,06 triệ thiết bị. Cần nhớ rằng, thiết bị Mac rẻ nhất của Apple đã có mức giá từ 1000 USD. Điều này khiến cho lợi nhuận của Apple bán ra trên mỗi sản phẩm luôn luôn cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất khác.

Apple đang rất thành công với các con chip M Series trên bị trên các thiết bị Mac
Apple đang rất thành công với các con chip M Series trên bị trên các thiết bị Mac

Trước đó, Qualcomm cũng đã khởi động dự án Windows for ARM nhưng không quá ấn tượng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây dưới sự nổi lên của Apple M Series ARM, Qualcomm cũng đã đầu tư cực kỳ nghiêm túc dành cho mảng này. Cụ thể nhất là Microsoft Surface Pro 9 5G ra mắt với con chip Qualcomm SQ3 (biến thể của Snapdragon 8cx Gen 3) với kiến trúc ARM. Đây là động thái ủng hộ đến từ chính cha đẻ hệ điều hành trên máy tính phổ biến nhất thế giới dành cho nền tảng này. Trên Chromebook, một số thiết bị cũng đã sử dụng kiến trúc ARM tuy nhiên nó không quá được ưa chuộng trên thị trường. Theo các tổ chức nghiên cứu, thị phần PC ARM trong quý 3 năm nay nằm ở khoảng 13 – 15%, cao hơn đáng kể so với mức 9.4% của quý 2. 

Qualcomm 8cx Gen 3
Qualcomm 8cx Gen 3

Không dừng lại ở đó, Qualcomm vừa tiết lộ kiến trúc tương lai cho chip ARM tiếp theo sử dụng trên PC của mình. Cụ thể, Qualcomm giới thiệu Oryon, con chip sẽ là đối thủ chính của M1 và M2. Vẫn chưa có quá nhiều thông tin về con chip Oryon mới này đến từ Qualcomm. Tuy nhiên, có vẻ như Qualcomm đã dựa trên nhân Phoenix để tạo nên con chip mới này. Mặc dù Qualcomm đã đầu tư vào PC Windows hơn 5 năm tuy nhiên vẫn chưa có kết quả thực sự ấn tương trên thị trường. Theo các phát ngôn mới nhât, các con chip ARM mới này sẽ được ra mắt vào “vào nửa cuối năm 2023”. Do đó, năm 2024 có thể là năm của “sự chuyển đổi và tăng tốc quá trình triển khai ARM trong PC”, theo lời của Kedar Kondap, tổng giám đốc mảng chip PC và chơi game của Qualcomm.

Đánh giá