Ơ Smartphone thời điểm hiện tại, việc ứng dụng cảm biến tiệm cận đang ngày càng được sử dụng phổ biến để phục vụ tốt hơn nhu cầu cũng như tránh nhiều sai sót trong việc sử dụng hàng ngày. Vậy cảm biến tiệm cận là gì và ứng dụng của chúng trên Smartphone như thế nào. Câu hỏi này vẫn đang được nhiều sự quan tâm của người dùng. Cùng với laptop Dell tìm hiểu trong bài viết lần này. 

Cảm biến tiệm cận là gì?

Cảm biến tiệm cận là gì
Cảm biến tiệm cận là gì

Cảm biến tiệm cận còn được biết đến là tiết bị cảm biến phát hiện vật cản. Trong kỹ thuật, cảm biến tiệm cận hay Proximity sensor thường được ứng dụng trong việc phát hiện vật thể kim loại hoặc phi kim loại. Với khoảng cách từ 1mm đến 10mm, các cảm biến tiệm cận thường được dùng trong kỹ thuật để giúp phát hiện vị trí của các chi tiết máy.

Cảm ứng tiệm cận trên điện thoại di động

Cảm biến tiệm cận trên Smartphone
Cảm biến tiệm cận trên Smartphone

Không chỉ được ứng dụng trong kỹ thuật và các quy trình sản xuất, cảm biến tiệm cận cũng xuất hiện nhiều trong các phương diện của đời sống hàng ngày. Trong đó, điện thoại thông minh là một trong những ứng dụng phổ biến và hữu ích nhất. Cảm biến tiệm cận trên điện thoại di động thường có khoảng cách từ 2-5 cm. Hiệu năng hoạt động của nó sẽ phụ thuộc vào chipset tích hợp trên điện thoại cũng như công nghệ Machine learning mà nhà phát hành sử dụng.

Phân loại cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận được phân loại thành hai loại phổ biến là cảm biến tiệm cận công nghệ cảm ứng từ và cảm biến tiệm cận công nghệ điện dung. Tùy thuộc vào môi trường ứng dụng và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể linh hoạt áp dụng từng loại cảm biến để đáp ứng nhu cầu của mình.

Cảm biến tiệm cận công nghệ cảm ứng từ hoạt động dựa trên việc sử dụng sự dao động tần số của sóng cao tần trên đường truyền để phát hiện vật thể. Đây là loại cảm biến ít bị nhiễu bởi môi trường xung quanh, tuy nhiên khoảng cách phát hiện chỉ ngắn và chỉ phát hiện được kim loại.

Cảm biến tiệm cận công nghệ cảm ứng từ
Cảm biến tiệm cận công nghệ cảm ứng từ

Cảm biến tiệm cận công nghệ điện dung hoạt động dựa trên sự tích điện để phát hiện vật thể. Ưu điểm lớn nhất của cảm biến tiệm cận điện dung là có thể phát hiện tất cả các loại vật thể bao gồm cả chất lỏng.

Cảm biến tiệm cận công nghệ điện dung
Cảm biến tiệm cận công nghệ điện dung

 Ứng dụng của cảm biến tiệm cận trên điện thoại thông minh

Cảm biến tiệm cận trên điện thoại thông minh là một chức năng mở rộng của cảm biến tiệm cận từ. Nó hoạt động dựa trên sự sử dụng từ trường và các chùm sóng ánh sáng để phát hiện vật thể. Do đó, điện thoại có thể nhận thông tin và thực hiện những điều khiển tự động.

  • Tắt màn hình thông minh giúp tiết kiệm pin khi bạn để điện thoại vào túi hoặc không sử dụng. Cảm biến tiệm cận trên điện thoại có thể phát hiện vật cảm và tắt màn hình tự động hoặc tự động kích hoạt chế độ khóa.
  • Tắt màn hình khi nhận cuộc gọi: Khi đưa điện thoại gần tai, cảm biến tiệm cận trên điện thoại cũng như một số phím trên màn hình sẽ tự động tắt màn hình để ngăn không gian giữa màn hình và tai của bạn gây nhiễu cho cuộc gọi.
  • Tự động điều chỉnh độ sáng màn hình là một tính năng thông minh trên các dòng điện thoại hiện nay. Khi bạn di chuyển đến những nơi có ánh sáng mạnh, cảm biến sẽ truyền dữ liệu để hệ thống điều chỉnh độ sáng màn hình lên cao. Ngược lại, ở những nơi có ánh sáng yếu, độ sáng cũng tự động giảm xuống. Tính năng này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ mắt người dùng trong thời gian dài.

Tạm kết

Bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của người dùng về cảm biến tiệm cận là gì cùng với ứng dụng của nó lên trên Smartphone. Càng tìm hiểu chúng ta lại càng cảm nhận được tiến bộ mà sức mạnh của công nghệ đã mang lại trong cuộc sống hiện nay.

Đánh giá