Theo báo cáo mới nhất, Samsung sẽ chỉ sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 8 Gen 2 trong dòng Galaxy S23 sắp tới của mình. Nền tảng Exynos của riêng Samsung có thể chỉ được sử dụng chủ yếu cho các Smartphone tầm trung trong tương lai, thay vì các mẫu máy Flagship hàng đầu của mình.
Lật lại một chút trong quá khứ, Samsung đã từng rất thành công với Exynos 7420 sử dụng trên Samsung Galaxy S6. vào thời điểm đó, Exynos 7420 hoàn toàn vượt trội so với Snapdragon 810 về cả hiệu năng và nhiệt độ sử dụng. Tưởng chừng như đó sẽ là bước chạy đà hoàn hảo cho Samsung để hạ bệ Qualcomm để trở thành nhà sản xuất SoC cho Android hàng đầu. Tuy nhiên, đó chỉ là đốm sáng le lói gần như duy nhất của dòng chip Exynos đến từ nhà Samsung. Trong năm nau, Samsung đã cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách sử dụng nền tảng Exynos được sản xuất trên tiến trình 5 nm và cả 4nm.
Tuy nhiên, tình hình không có quá nhiều khả quan mặc dù được sản xuất trên tiến trình 4nm nhưng Samsung lại gặp đúng vấn đề mà ngày trước mình đã thành công trên Exynos 7420: Nhiệt độ và hiệu năng. Mặc khác, có vẻ chính quy trình của Samsung phần nào khiến cho hiệu quả của con chip gặp vấn đề. Quay lại thời điểm đầu năm, khi Qualcomm để cho Samsung là nhà sản xuất gia công Snapdragon 8 Gen 1, đây là sự thất bại toàn tập sau sự cố với “Snapdragon 810”, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thị phần của Qualcomm trong năm nay khi MediaTek đã chiếm lấy niềm tin lớn của người dùng với dòng Dimensity của mình. Tình hình có vẻ được cải thiện khi ngay sau đó, Qualcomm đã ra mắt ngay lập tức Snapdragon 8+ Gen 1 với TSMC là nhà sản xuất gia công.
Vì lý do này,công ty thiết kế SoC của Samsung – Samsung System LSI, đang có kế hoạch sử dụng tiến trình 5 nm để sản xuất dòng Exynos thế hệ tiếp theo của mình, có thể được đặt tên là Exynos 2300, nguồn tin cho biết thêm. Bên cạnh đó, SoC cao cấp nhất của Qualcomm trong năm sau -Snapdragon 8 của Qualcomm được sản xuất bằng tiến trình 4nm của TSMC. Samsung cũng đã nhận ra vấn đề khi trong những năm gần đây, các SoC cao cấp đến từ Exynos chưa được đánh giá cao – nhất là trong năm nay. Chính vì lý do trên, Samsung sẽ chỉ sử dụng Snapdragon 8 Gen 2 là SoC có mặt trên dòng Samsung Galaxy S23 Series.
Điều đáng nói là phiên bản Exynos của Samsung Galaxy S22 đã gặp sự cố Dịch vụ tối ưu hóa trò chơi (GOS) khét tiếng và Samsung bị phát hiện cố tình hạn chế hiệu suất của bộ vi xử lý để tránh quá nóng và các vấn đề khác. Một số nguồn tin khác có trên TheElec rằng Samsung có khả năng sẽ dành ít nguồn lực cho việc phát triển tiến trình 4nm. Theo Samsung, tiến trình 4nm chỉ là một “cầu nối” cho tiến trình 5nm và 3nm. vì nó được coi là cầu nối giữa 5nm và 3nm. Nhưng họ nói thêm rằng sự chấp nhận của khách hàng và nhu cầu về 4 nanomet cao hơn dự kiến.
Chủ tịch mảng giải pháp thiết bị – Kiêm CEO ông Kyung Kye-hyun thừa nhận vào tháng 9 rằng công ty có phần tụt hậu so với đối thủ TSMC về cả lịch trình và sản lượng của các tiến trình 5 nm và 4 nm. Trong khi đó, Samsung Foundry, chi nhánh sản xuất chip theo hợp đồng của Samsung, cũng dự kiến sẽ trải qua cuộc đại tu để thay đổi cơ cấu. Bộ phận này đã trải qua một cuộc đánh giá kinh doanh của ban lãnh đạo Samsung vào đầu năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Ngoài ra vào tháng 7 năm nay, nhà phân tích Ming-Chi Kuo cho biết, nhờ chip 5G thế hệ tiếp theo của Qualcomm SM8550 ( Trang bị trên Snapdragon 8 Gen 2) cũng được sản xuất trên tiến trình 4nm của TSMC, Qualcomm nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung cấp vi xử lý duy nhất của Samsung Galaxy S23. Vào năm ngoái, Samsung đã sử dụng cả 2 SoC là Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 cho một số thị trường khác nhau. Trong đó tỉ lệ của Snapdragon 8 Gen 1 là 70%. Cùng chờ xem Samsung sẽ làm được những gì để có thể vực lại được dòng chip Exynos “cây nhà lá vườn” của mình.