Thứ 5 vừa rồi, Intel gây sốc khi thông báo quý II họ thua lỗ gần 500 triệu USD. Lý do được Intel đưa ra là nhu cầu máy tính cá nhân thấp tình hình kinh tế thế giới ảm đạm. Con số doanh thu của Intel đạt được từ tháng 4 đến tháng 6 vừa rồi giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn tới thực tế Intel phải hạ dự báo doanh thu cả năm từ 68 xuống 65 tỷ USD.
CEO Pat Gelsinger nói về con số ông nghĩ “đáng thất vọng” này: “Kết quả kinh doanh quý này thấp hơn tiêu chuẩn của chúng tôi. Intel phải và sẽ làm tốt hơn. Sự suy giảm bất ngờ và mạnh của nền kinh tế thế giới là nguyên nhân chính. Nhưng này của Intel cũng mô tả đúng những vấn đề. Chúng tôi đang đáp ứng theo những thay đổi trong điều kiện kinh doanh, hợp tác chặt chẽ với khách hàng. Cùng lúc đí vẫn tập trung vào chiến lược và cơ hội dài hạn. Intel đang chấp nhận môi trường đầy thách thức này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.”
Giám đốc tài chính David Zinsner mô tả kỹ hơn tác động khách quan đối với doanh thu của Intel. ông cho rằng quá trình sụt giảm nhu cầu thị trường hậu COVID-19 diễn ra tồi tệ hơn dự báo. Còn về khía cạnh kinh tế, sự kết hợp của lạm phát và lãi suất cao. Bên cạnh tác động từ cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine khiến Intel thiệt hại không nhỏ.
Để giải quyết thâm hụt doanh thu, Intel tăng giá sản phẩm bán ra thị trường kể từ quý IV. Đó là chuyện vài ngày trước, còn bây giờ CFO Zinsner có vẻ đã tuyên bố xác nhận kế hoạch này. Sẽ có những mẫu CPU có giá cao hơn trước tới 20%. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng mua sắm của người dùng.
PC World dẫn lời Zinsner: “Chúng tôi có thể chịu những tác động do lạm phát mà các công ty khác không làm được. Nhưng ở thời điểm này những tác động về giá nguyên liệu và lạm phát đã trở thành dài hạn, khiến khách hàng sẽ phải chịu một phần chi phí đó cùng với Intel.”
Tuy nhiên điều này không quá tệ đối với Intel. Công bố thua lỗ gần nửa tỷ USD của Intel đến chỉ vài giờ sau khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua gói hỗ trợ trị giá 280 tỷ USD. Trong đó 52 tỷ USD sẽ được đầu tư phát triển ngành chip bán dẫn của Mỹ. Tổng thống Biden tuyên bố: “Đạo luật CHIPS và Công nghệ chính xác là thứ chúng ta cần làm ngay lập tức để phát triển nền kinh tế. Với mục tiêu sản xuất thêm nhiều chip bán dẫn tại Mỹ. Đạo luật này sẽ tăng sản lượng sản phẩm nội địa giảm chi phí và giúp Mỹ bớt phụ thuộc vào những nguồn cung chip bán dẫn nước ngoài.”
Dù Mỹ có không ít công ty chip bán dẫn khác như AMD hay Nvidia. Tuy nhiên Intel mới chính là tập đoàn được hưởng lợi nhiều nhất từ gói kích cầu của Mỹ. Do họ tự sản xuất những chip xử lý. Thay vì hoàn toàn nhờ cậy những đối tác nước ngoài (TSMC, Samsung) như AMD và Nvidia.
CEO Gelsinger tỏ ý lạc quan dù quý II tình hình kinh doanh không được như kỳ vọng: “Nếu nhìn xa hơn tầm ngắn hạn, ngành chip bán dẫn vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng cấu trúc mới, được thúc đẩy bởi 4 nhu cầu chính: Máy tính điện toán, kết nối, cơ sở hạ tầng đám mây và AI. Ngay cả giữa thời điểm bất ổn, chip xử lý vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”