Ở thời điểm hiện tại, kể cả Ultrabook đã có hiệu năng khá tốt để xử lý các công việc. Tuy nhiên, đôi lúc máy không đủ hiệu năng để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa như render hay giải trí với các tựa game online và offline. Để nâng cao trải nghiệm cá nhân khi sử dụng laptop, một số người tiêu dùng lựa chọn giải pháp lắp card rời cho laptop của mình. Vậy cách lắp card đồ họa rời đúng sẽ như thế nào? cách lựa chọn? Bài viết này cùng với laptop Dell sẽ giúp bạn rõ hơn về vấn đề này. 

Card đồ họa rời là gì?

lắp card rời cho laptop
lắp card rời cho laptop

Card đồ họa gắn rời cho laptop được gọi tắt là eGPU (External Graphics Processing Unit), đây là bộ phận được thiết kế riêng biệt cho laptop. Sản phẩm này được kết nối qua cổng đặc biệt bên trong máy tính hoặc nó đóng vai trò như một phần của bo mạch chủ.

Trong card rời laptop, bộ phận quan trọng nhất, mang nhiệm vụ trọng đại nhất chính là Graphic Processing Unit – bộ xử lý đồ họa, hay còn gọi tắt là GPU. Bộ phận này có khả năng xử lý tất cả các vấn đề về đồ họa hình ảnh của laptop một cách hoàn hảo.

Có nên lắp card đồ họa rời cho laptop không?

Card đồ họa rời giúp tăng khả năng xử lý cho laptop
Card đồ họa rời giúp tăng khả năng xử lý cho laptop

Nếu bạn có đủ tài chính, câu trả lời là nên. Vì trong mọi model laptop, card màn hình (GPU) và CPU là bộ phận vô cùng quan trọng được gắn mặc định với bo mạch chủ. Vì khi mỗi chiếc máy tính được bán ra thị trường thì các hãng sản xuất đã có sự tính toán về sự tương thích với thiết bị. Tuy nhiên, đối với những ai chuyên làm về đồ họa, cần chạy những phần mềm “nặng ký” hay cần chạy nhiều tác vụ cùng một lúc thì những GPU và CPU cơ bản có sẵn trong laptop không thể đáp ứng nhu cầu này, thậm chí còn để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Vì vậy, đòi hỏi người dùng cần lắp thêm card rời để cấp thêm sức mạnh cho laptop của mình. 

Cần lưu ý rằng, không phải model laptop nào cũng có thể nâng cấp được card rời. Chúng ta chỉ có thể nâng cấp CPU laptop cho những model laptop có CPU rời, còn những dòng máy có CPU dán thì việc này hầu như là không thể. 

Một số cổng kết nối card đồ họa rời trên laptop

Cổng mPCIe

mPCIe
mPCIe

Đây được xem là loại phổ biến nhất nhưng cũng là cổng rắc rối nhất cho người dùng. Bởi khi muốn lắp loại card này, buộc người dùng phải tháo vỏ laptop và card WiFi trong máy mới có thể gắn cable kết nối với eGPU.

Cổng Express Card 34 và 54

Trái ngược với cổng mPCle thì đây lại là phương thức kết nối vô cùng tiện lợi cho những dòng máy trạm hay máy business, khi không cần phải trải qua bước tháo lắp máy mà có thể dễ dàng kết nối bởi các thiết bị thường được trang bị sẵn cổng EC34 hoặc EC35.

Cổng M.2 (NGFF)

Tiếp theo, đây là loại eGPU được kết nối qua cổng M2 và chỉ tương thích với các dòng laptop có tích hợp CPU Intel Gen 4 trởi đi. Đặc biệt là giống như cổng mPCIe, loại này cũng cần phải tháo máy ra mới có thể lắp eGPU vào được. 

Cổng Thunderbolt

eGPU thông qua giao thức Thunderbolt
eGPU thông qua giao thức Thunderbolt

Ở thời điểm hiện tại thì đây là phương thức kết nối eGPU tốt nhất với băng thông lớn nhất, đặc biệt là dòng Thunderbolt 3 và Thunderbolt 4 ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mức giá dành cho kết nối này vẫn còn rất cao, có rất ít nhà sản xuất cung cấp các dock kết nối cho giao thức này.

Nguyên lý hoạt động của card rời cho laptop

VGA
VGA

Người dùngchỉ cần cắm card vào máy, cài driver và khởi động lại laptop. Sau khi khởi động lại và thiết lập xong laptop thì máy sẽ tự động chuyển cấu hình thành eGPU thay vì GPU được gắn mặc định trong máy. Lúc này máy sẽ tự nhận eGPU đồng thời sử dụng eGPU để tính toán nhằm tăng khả năng vận hành.

Cách lắp card rời cho laptop đơn giản

  • Bước 1:Gỡ cài đặt của trình điều khiển đồ họa cũ trên laptop.
  • Bước 2: Tắt nguồn máy tính và đảm bảo máy tính không còn kết nối với nguồn điện nào. Sau đó, dùng tua vít vặn các con ốc ở mặt sau của máy, tiến hành tháo dở vỏ laptop ra ngoài. 
  • Bước 3: Tìm và lắp express card đồ họa vào ổ tương thích. Người dùng tìm đếb khe PCie một cách trực tiếp và ấn nhẹ cho đến khi nghe được tiếng khớp thì thao tác thực hiện thành công.
  • Bước 4: Cuối cùng thì người dùng cần lắp vỏ máy lại, sau đó khởi động lại laptop và bắt đầu chạy trình điều khiển mới nhé!

Khi thực hiện việc lắp card rời cho laptop, trong quá trình tháo rời các bộ phận, cần chú ý đặt những con ốc nhỏ vào vị trí dễ tìm, dễ nhớ, hay cất gọn vào cái hộp để tránh sự thất lạc vì những con ốc này gần như không thể mua bên ngoài, nếu thất lạc có thể gây ra nhiều vấn đề sau này. 

Lựa chọn card đồ họa rời cho laptop

Thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm với các tính năng vượt trội và giá cả hợp lý với nhiều mục đích khác nhau từ chuyên về game, đồ họa, v.v… Do đó, người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua card rời cho laptop. Tuy nhiên, cần cân nhắc xem mục đích sử dụng của bản thân là gì để có thể tậu về chiếc card phù hợp và ưng ý nhất.

Khi chọn mua card rời laptop, yếu tố về dung lượng VRAM cũng đặc biệt cần lưu tâm. Vì dung lượng VRAM càng lớn, khả năng chia sẽ “gánh nặng” cho RAM càng cao và ngược lại, nếu dung lượng VRAM ít hơn thì RAM cũng có thể sẻ chia và giúp laptop hoạt động bền bỉ và hiệu quả lâu dài.

Đánh giá