Sự nổi tiếng của Lenovo không chỉ đến từ bàn phím laptop đem lại cảm giác gõ tốt nhất thế giới mà còn là những chiếc máy trạm hoàn hảo. Lenovo ThinkPad P53 là ví dụ điển hình cho sự hoàn hảo đó. Mẫu mobile workstation này có thể “gánh vác” được hầu hết tất cả những tác vụ thiết kế đồ hoạ kiến trúc, cơ khí chuyên nghiệp, lập trình web , coder app nặng, phức tạp, có sử dụng giả lập nhiều, hoặc sử dụng máy ảo với số lượng lớn và nặng. Bên cạnh hiệu suất hoạt động mạnh mẽ là sự ổn định trong quá trình hoạt động lâu dài, vô hình chung Lenovo ThinkPad P53 là sự lựa chọn khó có thể bỏ qua đối với những người đang cần cho mình một chiếc máy trạm chuyên biệt.
Mục lục
Bàn phím là thứ làm nên sự khác biệt của Lenovo ThinkPad P53
Những chiếc máy trạm luôn được thiết kế đặc thù để giúp người dùng có thể làm việc trong thời gian dài. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng có thể đem lại trải nghiệm làm việc dài lâu mà người dùng vẫn cảm thấy thoải mái nhất như là Lenovo. Bàn phím là một trong những thành phần linh kiện giúp cho trải nghiệm của Lenovo ThinkPad P53 nhỉnh hơn hẳn so với các đối thủ.
Từ xưa đến nay, Lenovo đã quá nổi tiếng về cụm bàn phím đặc trưng huyền thoại của hãng. Với cương vị là một trong những mẫu flagship workstation, dĩ nhiên Lenovo ThinkPad P53 cũng sẽ được trang bị cụm bàn phím đỉnh cao này. Với hành trình phím cũng như độ ôm tay đặc trưng, đi kèm với đó là layouts được bố trí vô cùng hợp lý, phím trackpoint quen thuộc, dễ làm quen và sử dụng, các bạn có thể gõ cụm bàn phím này cả ngày mà không hề mỏi tay. Nhiều người nói rằng laptop Lenovo như được trang bị “bàn phím cơ” vậy. Điều này có phần đúng khi các bạn trải nghiệm cụm bàn phím đẳng cấp đến từ Lenovo. Trải nghiệm này chỉ có Lenovo nói riêng và chiếc máy trạm Lenovo ThinkPad P53 mới làm được so với phần còn lại của thế giới laptop.
Hiệu năng là thứ không cần phải bận tâm với Lenovo ThinkPad P53
Là những chiếc máy dành cho nhu cầu công việc đặc thù như thiết kế đồ hoạ kiến trúc, cơ khí chuyên nghiệp, lập trình web , coder app nặng, phức tạp, có sử dụng giả lập nhiều, hoặc sử dụng máy ảo với số lượng lớn và nặng,… nên hiệu năng của những chiếc máy trạm nó chung và Lenovo ThinkPad P53 cũng sẽ “đặc thù” không kém. Sự “đặc thù” này đến từ hiệu suất hoạt động quá mạnh mẽ và ổn định trong thời gian dài mà Lenovo ThinkPad P53 mang đến cho các bạn.
Với việc được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7-9750H (6 nhân/12 luồng) đi kèm với card đồ hoạ NVIDIA Quadro T1000 4GB GDDR5, 16GB RAM DDR4 bus 2666 MHz và 512GB SSD m.2 NVMe, tất cả những tác vụ kể trên đều không thể làm khó được Lenovo ThinkPad P53. Hơn hết, sự tối ưu tốt đến từ hệ thống barebone và tản nhiệt (với trang bị hai khe thoát nhiệt ở hai cạnh bên đi kèm với hai khe hút gió lớn được Lenovo bố trí ở cạnh sau của máy), Lenovo ThinkPad P53 có thể hoạt động được trong thời gian dài, thậm chí là nhiều ngày mà không gặp phải bất cứ tình trạng gì liên quan đến hiện tượng quá nhiệt – hiện tượng dẫn đến sự suy giảm hiệu năng rõ rệt đối với một chiếc mobile workstation.
Chưa dừng lại ở đó, khả năng nâng cấp vô biên của Lenovo ThinkPad P53 cũng là một trong những điểm rất sáng so với những đối thủ cùng phân khúc. Với việc hỗ trợ nâng cấp tối đa lên tới 128GB RAM và 2TB SSD, những tác vụ cần nhiều tới sự “phục vụ” của hai thành phần linh kiện trên như chạy máy ảo, đa nhiệm với cường độ cao dành cho dân kỹ thuật chuyên nghiệp,… không có gì có thể làm khó được Lenovo ThinkPad P53.
Màn hình được đầu tư kỹ lưỡng
Sự định kiến về việc máy trạm chỉ cần khoẻ, các thành phần khác không quan trọng đã được phá bỏ hoàn toàn trên Lenovo ThinkPad P53 không chỉ thông qua trang bị bàn phím huyền thoại mà nó còn đến từ sự đầu tư chỉnh chu về màn hình. Phiên bản Lenovo ThinkPad P53 đang được phân phối tại hệ thống cửa hàng ThinkPro sở hữu màn hình kích thước 15.6 inch IPS, độ phân giải FullHD, 92% sRGB, 72% NTSC. Đây là tập hợp thông số đủ tốt để các bạn có thể thoải mái làm những tác vụ thiết kế kiến trúc, xây dựng, cơ khí hoặc dựng hình 3D cần độ chuẩn màu cao mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào cả.
Không chỉ vậy, Lenovo ThinkPad P53 cũng có tới hàng loạt các tuỳ chọn màn hình khác nhau, thậm chí có những tuỳ chọn có thể giúp bạn có thể làm được những tác vụ media chuyên nghiệp. Điển hình là tuỳ chọn màn hình cao cấp nhất có độ phân giải lên tới UHD (3840*2160), sử dụng tấm nền OLED cảm ứng, có tích hợp cả công nghệ HDR 500 True Black, Dolby Vision, dải màu DCI-P3 lên tới 100%. Với những thông số khủng như trên, đến cả những tác vụ giải trí đỉnh cao, màn hình của Lenovo ThinkPad P53 có thể đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu của bạn.
Khả năng kết nối không giới hạn
Với Lenovo ThinkPad P53, các bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thiếu giao thức kết nối trên chiếc máy này. Với việc được trang bị tất cả những cổng kết nối phổ biến nhất hiện nay bao gồm: 2 cổng USB Type-C tích hợp Thunderbolt 3, một USB-C 3.1 Gen 1 hỗ trợ xuất hình DisplayPort, 2 cổng USB Type-A 3.2 Gen 1, khe thẻ nhớ SD, một cổng RJ-45, cổng HDMI và jack cắm tai nghe 3.5mm. Với số lượng cổng kết nối được coi là “vô hạn” như trên, các bạn có thể thoải mái cắm tất cả những phụ kiện hỗ trợ cần thiết cho công việc đặc thù như Wacom, màn hình phụ, chuột và bàn phím rời, thậm chí là cả card đồ hoạ rời nếu cần thiết.
Và đó là Lenovo ThinkPad P53 – chiếc máy trạm tiệm cận tới sự hoàn hảo trong phân khúc giá dưới 35 triệu VNĐ. Hiệu suất mạnh mẽ đi kèm với sự ổn định lâu dài trong quá trình sử dụng, bàn phím đem lại trải nghiệm cực kỳ đã cũng như màn hình có sự đầu tư tốt vô hình chung là những thứ để Lenovo ThinkPad P53 có thể tự tin khẳng định vị thế của mình so với các đối thủ còn lại. Và nếu nhu cầu của bạn là một chiếc mobile workstation, tại sao lại không ngó qua sự lựa chọn có thể nói là tốt nhất phân khúc giá này tại ThinkPro? Link sản phẩm mình sẽ đặt tại đây nhé!