Trong nhiếp ảnh, khẩu độ là yếu tố quan trọng để người dùng có thể chụp ra bức ảnh mong muốn. Vậy khẩu độ là gì và ảnh hưởng như thế nào đến nhiếp ảnh? Hãy cùng mình tìm ra câu trả lời nhé.
Mục lục
Khẩu độ là gì ?
Khẩu độ trong ống kính máy ảnh, là đường kính của cửa điều sáng tại vị trí ống kính của máy ảnh làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng sáng khi chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đột nhập vào ống kính. Định nghĩa đơn giản hơn là độ mở của ống kính mà ánh sáng đi quá vào trong máy ảnh. Cách hoạt động của khẩu độ gần giống như con ngươi của mắt. Trong điều kiện ánh sáng yếu, đồng tử sẽ mở rộng hơn để tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất có thể. Khi có quá nhiều ánh sáng, nó sẽ co lại để hạn chế ánh sáng làm mờ vật (giống như vật chụp đối với máy ảnh).
Khẩu độ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng hình ảnh?
Kiểm soát lượng ánh sáng vào trong máy ảnh
Lượng ánh sáng đi vào cảm biến có thể được kiểm soát bằng cách mở/khép khẩu. Khi mở khẩu, lượng ánh sáng đi vào sẽ nhiều hơn và ngược lại, khi khép khẩu, lượng ánh sáng đi vào cảm biến ít đi. Chỉ số về khẩu độ hay được gọi là số F. Số F càng nhỏ thì khẩu độ càng mở và ngược lại.
Khi số F thay đổi, không chỉ lượng ánh sáng đi vào máy ảnh thay đổi, mà vùng ảnh nét cũng sẽ thay đổi. Số F càng nhỏ, vùng nét sẽ càng thu hẹp. Số F càng lớn thì vùng nét càng rộng ra.
Độ sâu trường ảnh
Hiệu ứng bokeh cũng nổi bật hơn khi khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn hơn. Phạm vi lấy nét (vùng ảnh đúng nét) được gọi là “độ sâu trường ảnh”. Khi phạm vi này nhỏ, nó được gọi là “độ sâu trường ảnh nông”. Tương tự khi phạm vi này lớn, đây là “độ sâu trường ảnh sâu”.
Định nghĩa hơi khó hiểu vậy nên ta đi vào 2 tấm ảnh bên dưới sẽ hiểu ngay nhé.
Chính độ sâu trường ảnh này đã tạo ra một trong những kiểu chụp ảnh kinh điển và phổ biến nhất: Chụp ảnh xóa phông
Cách thay đổi khẩu độ trong ống kính
Thực tế người dùng khi sử dụng máy ảnh sau một thời gian. Họ sẽ có xu hướng lựa chọn chụp chế độ Manual để kiểm soát toàn bộ thông số của một bức ảnh. Các nhà sản xuất đều có chế độ hỗ trợ người dùng mới sử dụng bằng các chế độ tự động. Nếu bạn chưa quen, hãy chọn chế độ ưu tiên khẩu độ. Bạn sẽ được tùy chỉnh khẩu độ giúp ta làm quen máy ảnh nhanh chóng hơn.
Tùy vào tư duy chụp ảnh của mỗi người mà trong từng trường hợp, khẩu độ lựa chọn không cố định. Ví dụ như bạn muốn chụp Milky Way, hay chụp ảnh phơi sáng, hãy khép khẩu lại để cho được kết quả như bên dưới nhé. Còn chụp sản phẩm, hay chụp ảnh xóa phông, hãy mở khẩu đến khi ưng ý nhé.
Giới hạn khẩu độ
Trên thông số của Lens máy ảnh, luôn có khẩu F nhỏ nhất. Đây là mức mở khẩu tối đa cho phép ánh sáng đi vào chiếc lens đó. Đồng thời, khi ta chụp ảnh ở khẩu lớn, ta tạo ra được hiệu ứng “Bokeh”. Tuy nhiên, việc mở khẩu lớn đôi khi dẫn đến một số hiện tượng không tốt. Hiện tượng phổ biến là mất nét khi mở khẩu lên mức tối đa. Đôi khi có thể dẫn đến hiện tượng quang sai. Hãy lựa chọn mức độ mở khẩu phù hợp để cho ra những tấm ảnh tốt nhất nhé.
Kết luận
Khẩu độ là một trong 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh bên cạnh cảm biến. Việc một tấm ảnh có theo được mong muốn của người chụp hay không nó phụ thuộc rất nhiều vào tư duy nhiếp ảnh. Đây luôn là yếu tố mình quan tâm đầu tiên khi chụp một bức ảnh. Việc lựa chọn chính xác khẩu độ ảnh hưởng tiên quyết đến chất lượng và mong muốn của tác giả đối với bức ảnh của mình. Hãy hiểu rõ khẩu độ để thêm phần tự tin khi cầm máy ảnh nhé.